1 Làm dép đi trong nhà từ vải thừa(Nên xem) 22/6/2011, 18:02
Nang_kheotay
Cuộn len khá to
Những chiếc dép xinh đẹp dưới đây có nguồn gốc từ nhật bản và hình như nó được gọi là zori.Chỉ cần những dải vải vụn dài và một đoạn dây thừng là bạn sẽ có ngay một đôi dép xinh xắn.Hoặc chúng ta có thể làm đế dép theo cách này và đan móc thêm quai dép rồi gắn vào cũng rất đẹp(ý tưởng ko tồi vì thế em mới ghi nên xem)
Bắt tay vào làm thôi
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Mọi người có thể tam khảo thêm bài viết này của cô Diệp(chucdiep.wordpress.com)
Đan dép vải (Loại xỏ ngón)
Nguyên liệu:
- Cần 1~3m vải phin (cotton 100%) khổ 1m1 để đan. Với dép trẻ con, 1m cho 1 đôi cũng đủ. Nếu muốn dép được dày dặn hơn thì dùng 1,5m.
Vải xé theo chiều dọc thành từng dải có chiều rộng từ 3~5cm (bề rộng càng lớn, dép càng dày, đầm chân).
Chú ý: xé vải lúc đan sẽ mềm hơn và ít vụn vải bụi bẩn nhà.
- 2,5~3m thừng (3m cho dép người lớn và 2,5m nếu là dép trẻ con).
Một chút bông nhồi quai dép (nếu thích)
Dụng cụ: một chiếc đũa nhọn (để nhồi dây nếu cần)
Chuẩn bị:
- Xẻ vải thành các dải dài, chia đôi số dải (để đan 2 chiếc cho đều nhau)
- Thừng cắt làm đôi.
- Chuẩn bị 2 chiếc quai dép ( một đoạn ống vải dài khoảng ~60cm, nhồi bông hoặc thừng nếu thích).
Cách làm:
- Thắt nút thừng, bắt chéo:
Gập đoạn dây ở trên xuống, đặt lên trên đầu gút:
Móc vào giá cho dễ đan. Nếu không có giá móc như thế này, có thể lồng vào các ngón chân cũng có thể đan rất tốt (đúng phương pháp cổ truyền).
Đầu dây để đan, gập đôi một chút, đặt dưới dây thừng như hình:
Thắt nút với sợi dây đặt trên:
Quấn 2 vòng ở bên phải, và bắt đầu luồn dây theo cách đan nong sang bên trái (một lên một xuống)
Kéo xuống thật chặt , và lại tiếp tục vòng dây sang bên phải:
Kéo dây thật chặt xuống dưới và có thể tháo thừng khỏi giá (ngón chân) và đan nhẹ nhàng cho tới chỗ đặt quai. Chú ý khi đan phần thân dép này, muốn chiều rộng dép cỡ nào thì vừa đan vùa điều chính độ rộng của 4 sợi thừng. sau khi đan được 10hàng một thì lại kéo phần đã đan thật chặt xuống dưới và đan tiếp.
Đến phần đặt quai (đã chuẩn bị sẵn), đặt như hình:
Muốn chắc thì buộc nút hoặc để chừa đầu quai dép để khâu lại dưới đế dép (sau khi hoàn thành)
Gập quai dép về đằng trước và tiếp tục đan nốt phần gót cho tới hết.
Đoạn cuối cùng của sợi vải đan, lồng vào trong thân dép để giấu đầu dây.
Rồi một tay giữ thân dép, một tay rút sợi thừng gân dép:
Hoàn thiện:
- Dùng một sợi dây mảnh buộc vào quai rồi buộc vào phần đế dép (tạo chỗ xỏ ngón).
- Phần lõi thừng có thể dùng đũa nhọn đẩy vào trong thân dép để tạo thân dép thật dày. Hoặc có thể buộc gọn phía đế dép (như hình) để tăng ma sát cũng rất tốt.
- Các đầu vải khi nối có thể lồng lại vào các ống thừng, hoặc thắt nút dưới đế dép tăng ma sát. (lúc đầu đi hơi cập kênh, nhưng đi độ 1 ngày thì sẽ phẳng lì). Còn muốn có đôi dép 2 mặt như một thì may thành các sợi vải dài (nên đan từ đâu tới cuối chỉ cần một sọi dài duy nhất thì sẽ không có chỗ nối).
Thêm một số cách làm quai: Lõi thừng, bông và cuộn vải bên ngoài rồi khâu.
Nếu có thời gian và muốn chiếc dép thật đẹp, có thể xé vải to bản (~6cm) rồi may thành ống, lộn phải rồi mới tết.
Cách lộn ống vải đúng cách chỉ cần dùng 1 chiếc đũa có thể lộn cả ống vải dài tuỳ ý một cách dễ dàng. (Nếu lộn ống không đúng cách sẽ rất rít và cực khổ).
Chúc mọi người thành công
Bắt tay vào làm thôi
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Mọi người có thể tam khảo thêm bài viết này của cô Diệp(chucdiep.wordpress.com)
Đan dép vải (Loại xỏ ngón)
Nguyên liệu:
- Cần 1~3m vải phin (cotton 100%) khổ 1m1 để đan. Với dép trẻ con, 1m cho 1 đôi cũng đủ. Nếu muốn dép được dày dặn hơn thì dùng 1,5m.
Vải xé theo chiều dọc thành từng dải có chiều rộng từ 3~5cm (bề rộng càng lớn, dép càng dày, đầm chân).
Chú ý: xé vải lúc đan sẽ mềm hơn và ít vụn vải bụi bẩn nhà.
- 2,5~3m thừng (3m cho dép người lớn và 2,5m nếu là dép trẻ con).
Một chút bông nhồi quai dép (nếu thích)
Dụng cụ: một chiếc đũa nhọn (để nhồi dây nếu cần)
Chuẩn bị:
- Xẻ vải thành các dải dài, chia đôi số dải (để đan 2 chiếc cho đều nhau)
- Thừng cắt làm đôi.
- Chuẩn bị 2 chiếc quai dép ( một đoạn ống vải dài khoảng ~60cm, nhồi bông hoặc thừng nếu thích).
Cách làm:
- Thắt nút thừng, bắt chéo:
Gập đoạn dây ở trên xuống, đặt lên trên đầu gút:
Móc vào giá cho dễ đan. Nếu không có giá móc như thế này, có thể lồng vào các ngón chân cũng có thể đan rất tốt (đúng phương pháp cổ truyền).
Đầu dây để đan, gập đôi một chút, đặt dưới dây thừng như hình:
Thắt nút với sợi dây đặt trên:
Quấn 2 vòng ở bên phải, và bắt đầu luồn dây theo cách đan nong sang bên trái (một lên một xuống)
Kéo xuống thật chặt , và lại tiếp tục vòng dây sang bên phải:
Kéo dây thật chặt xuống dưới và có thể tháo thừng khỏi giá (ngón chân) và đan nhẹ nhàng cho tới chỗ đặt quai. Chú ý khi đan phần thân dép này, muốn chiều rộng dép cỡ nào thì vừa đan vùa điều chính độ rộng của 4 sợi thừng. sau khi đan được 10hàng một thì lại kéo phần đã đan thật chặt xuống dưới và đan tiếp.
Đến phần đặt quai (đã chuẩn bị sẵn), đặt như hình:
Muốn chắc thì buộc nút hoặc để chừa đầu quai dép để khâu lại dưới đế dép (sau khi hoàn thành)
Gập quai dép về đằng trước và tiếp tục đan nốt phần gót cho tới hết.
Đoạn cuối cùng của sợi vải đan, lồng vào trong thân dép để giấu đầu dây.
Rồi một tay giữ thân dép, một tay rút sợi thừng gân dép:
Hoàn thiện:
- Dùng một sợi dây mảnh buộc vào quai rồi buộc vào phần đế dép (tạo chỗ xỏ ngón).
- Phần lõi thừng có thể dùng đũa nhọn đẩy vào trong thân dép để tạo thân dép thật dày. Hoặc có thể buộc gọn phía đế dép (như hình) để tăng ma sát cũng rất tốt.
- Các đầu vải khi nối có thể lồng lại vào các ống thừng, hoặc thắt nút dưới đế dép tăng ma sát. (lúc đầu đi hơi cập kênh, nhưng đi độ 1 ngày thì sẽ phẳng lì). Còn muốn có đôi dép 2 mặt như một thì may thành các sợi vải dài (nên đan từ đâu tới cuối chỉ cần một sọi dài duy nhất thì sẽ không có chỗ nối).
Thêm một số cách làm quai: Lõi thừng, bông và cuộn vải bên ngoài rồi khâu.
Nếu có thời gian và muốn chiếc dép thật đẹp, có thể xé vải to bản (~6cm) rồi may thành ống, lộn phải rồi mới tết.
Cách lộn ống vải đúng cách chỉ cần dùng 1 chiếc đũa có thể lộn cả ống vải dài tuỳ ý một cách dễ dàng. (Nếu lộn ống không đúng cách sẽ rất rít và cực khổ).
Chúc mọi người thành công